Phố Hai Bà Trưng Hải Phòng Người Dân Vẫn Quen Gọi Là Cát Dài | Check in Hải Phòng
Phố Hai Bà Trưng – Cát Dài
Ở clip quay đường lạch tray, check in Hp có nói : đường phố HP thanh thoát dễ tìm với người từ xa đến, thật đúng là vậy nhưng với một vài con phố lại không phải vậy. Lý do là có nhiều con đường của HP lại mang 2 tên gọi và rất dễ dàng gây lú cho nhiều người chưa biết, sau đây là một cung đường như thế. Đó là đường Cát Cụt theo tên gọi xưa, và nay là đường Hai Bà Trưng. Nhưng hiện nay có rất nhiều người vẫn gọi theo tên xưa nên gây nhầm lẫn cho nhiều người chưa biết.
Đường Cát dài – HBT dài khoảng 1,4 km,Từ ngã tư với phố Cầu Đất – Lương Khánh Thiện đến ngã ba với phố Trần Nguyên Hãn, đường nằm song song đường Nguyễn Đức Cảnh và đường Tô Hiệu.
Lúc mới mở có tên là phố Odăngdan (Avenue O’d’Endhal). Sau cách mạng tháng Tám đổi gọi là phố Hoàng Văn Thụ. Năm 1954 đổi gọi là đại lộ Hai Bà Trưng. Tuy nhiên ngay từ lúc ra đời cho đến nay nhân dân quen gọi là phố Cát Dài vì đây vốn là con đường chính của làng An Biên xưa
Như các bạn đang nhìn, đây là ngã tư Cầu Đất được cơi nới ra rất rộng, không còn tình trạng chen chúc nhau gây tắc đường.
Một số thông tin về Hai Bà Trưng : HBT là tên chỉ chung 2 chị em Trưng Trắc và Trưng Nhị , hai người phụ nữ được đánh giá là anh hùng dân tộc của người Việt. Hai Bà là những thủ lĩnh khởi binh chống lại chính quyền đô hộ Đông Hán, hai Bà lập ra một nhà nước riêng và đặt kinh đô ở Mê Linh.
Đoạn đường từ ngã tư cầu đất đến ngã tư cắt ngang bởi đường Mê Linh thì chủ yếu kinh doanh hàng thời trang, phụ kiện làm đẹp và có khá nhiều cửa hàng Vàng Bạc.
Các cửa hàng thời trang mọc lên san sát, và đặc biệt còn có một vài cửa hàng bán đồ 2hand từ ngày xưa.
Còn về ẩm thực thì bạn hãy tìm ngõ 96 HBT nhé, ở đây khá nổi tiếng món miến trộn và món bún bò trộn giấm, khi nào rảnh hãy qua thử ngay nhé các bạn
Ngã 4 Mê Linh là ngã 4 có lưu lượng giao thông cực lớn, mặt đường lại hẹp nên vào giờ tan tầm đi lại sẽ khá là chậm
Đi qua ngã 4 mê linh ta sẽ thấy ngay trụ sở công an quận Lê Chân, ở đoạn này cũng rất nổi tiếng về ẩm thực như Chè , bánh đúc ,..
Đi tiếp ta sẽ bắt gặp được trường mầm non Kim đồng 1, một đoạn nữa sẽ tới đình An Biên – nơi thờ nữ tướng Lê Chân, người có công khai thiên lập địa ra làng An Biên.
Ngã tư giao với đường Cát Cụt cũng đã được TP mở rộng ra nhằm đảm bảo giao thông thuận tiện, ngay ngã 4 này có quán bánh cuốn Quyên nổi tiếng bậc nhất HP, được rất nhiều du khách tìm đến thưởng thức
Bên phía tay trái thì là trường tiểu học Nguyễn Văn Tố, đi lên phía trên một đoạn ta sẽ bắt gặp 1 công trường đang xây dựng, đó là ngôi chùa Nam Hải đồng thời cũng là trụ sở thành hội Phật Giáo HP đang được tôn tạo sửa chữa lại.
Vì đây từng là tuyến đường chính của làng An Biên nên chúng ta sẽ bắt gặp rất nhiều cây đa, và cả một bụi tre có từ ngày xưa nữa.

Phố có nhiều ngõ, trong đó có các ngõ lớn là: Thanh Quan, Trương Hán Siêu, Trí Tri, Tham Thuật, Đặng Kim Nở, Hàng Gà… Ngõ Tam Thuật trong nhưng năm 1926 – 1930 có cơ quan giao thông bí mật của Đảng Cộng Sản

Đi tới gần kv bệnh viện Việt Tiệp ta sẽ thấy bắt đầu xuất hiện những cửa hàng bán thuốc và dụng cụ y tế, BV VT là một trong những bv lớn của HP, có thể bạn chưa biết, khu vực giao nhau giữa đường Hai Bà Trưng và Trần Nguyên Hãn trước từng có một nhà ga mang tên ga xe lửa An dương, nhưng đã bị phá dỡ.
Đoạn phố nhà thương cũng là khu vực có tình hình giao thông phức tạp do là tuyến đường có 2 BV lớn là BV đa khoa quốc tế và BV Việt Tiệp
Như chúng ta thấy, trước cổng BV VT là một loạt những cửa hàng bán thuốc và dụng cụ y tế, xem lẫn vào đó là những quán hàng ăn mở thông đêm.
#haibatrung, #catdai, #checkinhaiphong

Đừng quên ấn Đăng Ký kênh CHECK IN HẢI PHÒNG để ủng hộ anh em chúng tôi nhé.
Liên hệ Check in Hải Phòng:
Fanpage:

Điện thoại: 0962428055

Nguồn: https://hotellaitau.com/

17 Replies to “Phố Hai Bà Trưng Hải Phòng Người Dân Vẫn Quen Gọi Là Cát Dài | Check in Hải Phòng”

  1. Ngõ Đặng Kim Nở (Ngõ mang tên liệt sỹ tiểu đội trưởng vệ quốc đoàn, hy sinh khi bảo vệ Nhà hát lớn Hải Phòng) tên cũ là Ngõ Đào Ký (Ngõ nhà ông ký Đào). Cũng là một con ngõ mang nét Ẩm thực Hải Phòng !

  2. thành phố luôn mở rộng các tên mới đặt cho phố mới , các tên phố cũ cứ để nguyên cho cổ kính với thời gian.

  3. Kênh này nên tìm hiểu kỹ hơn nữa nhé , đường này ngày xưa là con đường cát , vì nó dài nên đc gọi là Cát dài , còn đường Cát Cụt nó ngắn , chỉ ra đến sông Láp là nó bị chặn lại …..

  4. xe hiệp ánh chúc bác en l tiên duot nuoi ko lop eo lo xe nam bàc thi phuong lo tiên duot nuoi ko lop eo lo mẹ bã ngoại eo chàu lop l hộng bộ dượng sao lop lo voidc19 nhà về di ko lop l xe hoàng àn chùc bàc lo xe thi Hong duong ko lo xe thi H7ưô

  5. Hai Bà Trưng , là hai Nữ Anh hùng dân tộc , Đã có tên trên khắp đất nước , Hải phòng nếu đặt tên lên tìm một con phố mới xứng với tầm cỡ của hai vị nữ Anh hùng , Cát Cụt , Cát Dài từ lâu nó gắn liền với chợ thống nhất , ga An Dương ,,,, mà khi đi xa , Nhớ về hải phòng , những người lớn tuổi đều nhớ về nó , Các vị lãnh đạo hải phòng xưa chăc dỗi quả lên nghĩ ra đổi tên đường ? Đã đến lúc " Lên Trả lại tên cho Em " Không phải ngẫu nhiên dù có đổi tên đường , Dân Hải phòng vẫn hay gọi là Cát Dài ,

  6. ( Cát dài ) . Ngày xưa có con sông chạy từ ngã 3 Hàm Tử thẳng qua cầu cáp . ( còn đoạn sông bây giờ chưa lấp ) . thẳng qua cửa nhà hát lớn , chạy thẳng qua các vườn Hoa ra cảng Hải Phòng . Con sông ấy ngày xưa to và sâu , Người Pháp đã lấp để sông chạy qua xí nghiệp gỗ Hiệp Hưng ra cầu xi măng và có nhánh Tam Bạc . Thuyền chở cát vào sông lấp , bấy giờ còn có những đoạn lạch nước vào đường cát dài , thuyền đổ cát suốt đường cát dài bán chu những nhà tư sản có điều kiện xây nhà , và cát đổ cả vào đường cát cụt để bán . Người ta gọi là cát dài cát cụt . ( Người xưa khu nào có cái gì Người ta đặt theo cái đó ) . Giả xử như đồng bớp ngày xưa cánh đồng rất nhiều cá bớp . ( Lạch Trai ) ngày xưa đường lạch tray bây giờ có con lạch rất nhiều Trai . Người Pháp theo phiên âm i ngắn thành y dài thành Lạch Tray bây giờ .

  7. Phố này xưa là con đường trục chính của làng an Biên cổ , con đường xưa có kết cấu địa chất là cát chải dài nên sau này faan ta goi luôn là cát dài!

  8. Ngày xưa có 1 ng đàn ông Pháp và khi tên của đàn ông đó dịch ra Việt thì là Cát Dài.Cát Dài coá rất nhiewuf kỉ niệm vs tôi,nó gắn liền vs tôi vì có gđ ny ở đoá.Ở Cát dài có
    Đồn Công An,Trg Mầm Non Kim Đồng,Quán Bánh cuốn,chè…

  9. Vì có phố Cát Cụt nhưng nó ngắn cho nên các ông hồi xưa thấy đường Hai Bà Trưng nó dài to hơn và gọi đùa nhiều trở thành quen, có Cụt thì phải có Dài, kiểu tên từ tụ tập quán trà đá mà ra thôi

  10. Ông nội mình kể là cát dài là nói ra tiếng Việt chứ nó có nguồn gốc là tiếng Pháp, đường này trước kia được đặt tên của một người Pháp

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *